Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Công Ty Cổ Phần Phân Bón Đất Xanh

Công Ty Cổ Phần Phân Bón Đất Xanh

Do nhu cầu đầu tư phát triển sản phẩm và thị trường, để mở rộng quy mô sản xuất. Từ Tháng 04/2005 doanh nghiệp chúng tôi đã xây dựng hoàn chỉnh nhà máy sản xuất mới tại ấp 6, xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với đầy đủ trang thiết bị và phòng thí nghiệm để phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Tại phân xưởng sản xuất này, chúng tôi đã nâng cao công suất sản lượng, làm giảm giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh thị trường. Tiếp đến, Tháng 10/2011, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hoàn thành phân xưởng, sản xuất các sản phẩm phân một mầu sản phẩm phân bón khoáng cao cấp, nhằm đáp ứng và cung ứng nhu cầu sản phẩm chất lượng cao và đầy đủ hàng hoá cho khách hàng hơn nữa.



Chiến lược đầu tư :

Cải tạo nâng cấp qui trình công nghệ sang chiết sản phẩm dạng lỏng, xếp dở hàng hoá, bao bì đóng gói.

Cải tiến hoá qui trình sản xuất theo công nghệ tiên tiến, để củng cố và làm tiền đề cho doanh nghiệp tham gia sản xuất đơn hàng gia công cho các đối tác nước ngoài.

Đầu tư công nghệ mới sản xuất phân hữu cơ hạt cao cấp đáp ứng nhu cầu thị trường.



Mở rộng sản xuất, dịch vụ : 

Đầu tư trang bị mới các máy móc thiết bị chuyên dùng : tăng giá trị lợi nhuận từ năng suất tạo sản phẩm - sản lượng kinh doanh (15-20%).

Duy trì công tác nghiên cứu cải tạo các máy móc thiết bị nhằm giảm sự hao hụt thành phần nguyên vật liệu để tận thu táisản xuất : tăng giá trị lợi nhuận từ tiết giảm số lượng đối với các chủng loại nguyên vật liệu có giá trị cao (15%).

Ứng dụng khoa học công nghệ trên dây chuyền sản xuất, hiện đại đồng bộ, mang tính chuyên môn hoá cao. Doanh nghiệp đã đầu tư trang bị mới thiết bị phân tích các thành phần hàm lượng trong sản phẩm,mục đích xác định nhanh các kết quả thử nghiệm và giảm chi phí phải đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm thành phần tại các đơn vị có chức năng nghiên cứu khoa học sản phẩm phân bón.



Đầu tư mở rộng quan hệ với đối tác :



Doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ cung cầu trên tinh thần “Liên kết cùng phát triển” với các đối tác là nhà phân phối, nhà cung cấp nguyên vật liệu để tạo sự phát triển đồng bộ và tiêu thụ sản phẩm trên khắp các vùng miền.

Liên hệ phối hợp với các Viện Nghiên cứu khoa học, cơ quan CCBVTV - NN&PTNT các tỉnh để nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng bá, ứng dụng các dòng sản phẩm mới.

Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề tại các khu vực kinh doanh sản phẩm để giới thiệu, phổ biến, triển khai về ứng dụng - tác dụng của sản phẩm Công ty đối với giống cây trồng, rau màu, củ quả … nhằm giúp cho bà con nông dân tại các khu vực đó có thêm kinh nghiệm và kiến thức trong việc sử dụng sản phẩm phân bón đạt hiệu quả.



Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, nguồn lực lao động : 

Công tác phát triển nguồnnhân lực : Qua công tác thực hiện định danh sắp xếp bố trí lại nhân sự phù hợp theo trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc tại từng bộ phận làm việc.Hiện nay, doanh nghiệp đã xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, phát huy được năng lựcvà sự đóng góp của các CBCNV.

Nhằm huấn luyện đào tạo những kỹ năng kinh nghiệm áp dụng thực tế trong từng khâu công việc của CBCNV một cách bài bản, khoa học. Doanh nghiệp đã phối hợp với Khoa QTKD trường ĐHKTTP.HCM và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường để tổ chức nhiều lớp huấn luyện chuyên đề về các kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển của đơn vị nói riêng và thích ứng với giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập AFTA và WTO.

Bên cạnh công tác huấn luyện đào tạo, doanh nghiệp cũng phát triển mô hình tự đào tạo cho CBCNV thông qua hình thức hỗ trợ chi phí để CBCNV tham dự các lớp học nâng cao, bồi dưỡng … do các cơ quan, trường lớp bên ngoài tổ chức giảng dạy.



Số lượng cán bộ (tỷ lệ) đã tham gia các khoá học tìm hiểu về hội nhập : trên 60% CBNV nghiệp vụ văn phòngvà CBQL Cơ sở.

Tham gia thị trường chứng khoán : Hiện nay, doanh nghiệp đang tham khảo mô hình hoạt động tham gia thị trường chứng khoán của các đơn vị doanh nghiệp bạn cùng ngành nghề, để học hỏi kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện đội ngũ CBCNV, nhằm từng bước thâm nhập và tham gia mô hình hoạt động sân chơi thị trường, để khuếch trương quảng bá và củng cố thương hiệu doanh nghiệp trên thương trường.

Ưng dụng tin học trong quản lý và sản xuất, kinh doanh : Doanh nghiệp đã triển khai toàn bộ vi tính hoá trong các phần hành nghiệp vụ trong công tác quản lý và sản xuất, kinh doanh. Tại các đơn vị đều có các phần mềm chuyên dùng phục vụ hiệu quả tính kết nối dữ liệu - xử lý thông tin, giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng, kịp thời tình hình hoạt động sản xuất- kinh doanh và tăng năng suất, hiệu suất công tác tại từng bộ phận của doanh nghiệp.



Công tác nghiên cứu, phát triển và cải tiến công nghệ ; ứng dụng công nghệ mới : Để đa dạng hoá chủng loại sản phẩm,đáp ứng nhu cầu cải tiến hoàn thiện chất lượng sản phẩm phục vụ kinh doanh. Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, doanh nghiệp luôn chú trọng công tác nghiên cứu, phát triển và cải tiến công nghệ ; ứng dụng công nghệ mới trong việc khảo nghiệm, thử nghiệm và vận dụng - áp dụng vào công tác sản xuất đại trà.



Công tác bảo vệ môi trường : 

Duy trì công tác hoàn thiện cải tạo nhà xưởng, khu vực làm việc thoáng mát, rộng rãi. Bố trí vị trí MMTB phù hợp trên mặt bằng sản xuất. Lắp đặt các trang thiết bị xử lý giải nhiệt, xử lý bụi và khí thải. Trang bị dụng cụ BHLĐ và cải tạo các MMTB để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.

Định kỳ hàng năm liên hệ phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra chế độ vệ sinh công nghiệp, môi trường tại địa điểm mặt bằng doanh nghiệp hoạt động; để qua các số liệu đo đạc kiểm tra đó, tiến hành ghi nhận, đánh giá kịp thời; nhằm khắc phục các điểm không phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến việc xây dựng cải tạo hệ thống xử lý nước thải (mặc dù, nguồn nước thải chỉ chủ yếu là nước sinh hoạt).



Hệ thống quản lý chất lượng SP,DV ; công tác xây dựng chiến lược chất lượng SP, DV của doanh nghiệp :

Chiến lược CLSP của doanh nghiệp dựa trên những mục tiêu chất lượng đề ra trong từng thời điểm hoạt động,nhằm hướng tới sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng, thông qua các kỳ đánh giá chất lượng nội bộ và kết quả xem xét lãnh đạo để định hướng các mặt hoạt động tại doanh nghiệp.



Công tác xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp :

Tài sản trí tuệ của doanh nghiệp bao gồm : nguồn nhân lực, thương hiệu doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, uy tín phục vụ đã và luôn được doanh nghiệp ngày càng củng cố, vun đắp để ngày càng hoàn thiện, tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng sản phẩm.

Thông qua hình thức đăng ký với các cơ quan chức năng thẩm quyền để thực hiện bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp,tác quyền sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm để tránh mọi sự cạnh tranh thiếu lành mạnh làm tổn hại đến uy tín thương hiệu (như giả nhái nhãn hiệu sản phẩm, logo thương hiệu, ...).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chú trọng đến mặt đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhiều kinh nghiệm, giỏi tay nghề, nhiệt tình, năng động ... để góp phần củng cố và phát triển thương hiệu trên thương trường. Thông qua các chính sách đãi ngộ, các quyền lợi gắn bó -phát triển cùng doanh nghiệp đã là những thành công nhất định từ ngày đầu hoạt động đến giờ của doanh nghiệp chúng tôi.

Nguồn: phanbondatxanh.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét